Tại sao cần nắm vững cách sử dụng máy toàn đạc điện tử?

Tại sao cần nắm vững cách sử dụng máy toàn đạc điện tử?

1. Nắm bắt chức năng các phím của máy toàn đạc điện tử

Để nắm vững cách sử dụng của máy toàn đạc điện tử nhằm hạn chế tối đa tình trạng sai số, hư hỏng trong quá trình sử dụng, trước tiên bạn cần phải nắm rõ chức năng các phím của máy, cụ thể như sau:

  • [MENU]: truy cập vào chương trình ứng dụng, cài đặt, quản lý dữ liệu.
  • [USER]: lập chương trình với chức năng từ menu FNC.
  • [FNC]: truy cập nhanh vào những chức năng đo và hỗ trợ quá trình đo.
  • [ESC]: thoát khỏi giao diện hiện tại hoặc chế độ soạn sửa, về màn hình trước đó.
  • [ALL]: đo và lưu kết quả vào bộ nhớ máy.
  • [DIST]: đo và hiển thị trên màn hình, không lưu kết quả vào trong máy.
  • [REC]: lưu kết quả đang hiển thị trên màn hình vào trong máy.
  • [ENTER]: xóa giá trị hiện tại, sẵn sàng nhập giá trị mới.
  • [ENH]: nhập tọa độ.
  • [LIST]: hiển thị những điểm có sẵn.
  • [FIND]: tìm kiếm điểm.
  • [EDM]: cài đặt các tham số liên quan đến chế độ đo dài.
  • [IR/RL]: chuyển đổi giữa chế độ đo có gương và không gương.
  • [PREV]: về giao diện màn hình trước.
  • [NEXT]: tiếp tục tới giao diện tiếp theo.
  • [STATION]: cài đặt trạm máy.
  • [COMP]: cài đặt chế độ bù nghiêng (2 trục, 1 trục hoặc tắt chế độ bù).
  • [SetHz]: cài đặt góc bằng.
  • [SecBeep]: cài đặt tiếng kêu bip khi góc bằng đi qua vị trí 0o, 90o, 180o,270o

Trên đây là những phím chức năng cơ bản của máy toàn đạc điện tử, sau khi đã nắm rõ chức năng của từng phím thì việc vận hành máy sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.


2. Cài đặt cho máy toàn đạc điện tử

Sau khi đã nắm được chức năng của các phím, các bạn cần biết thêm cách cài đặt để đảm bảo công tác đo đạc không bị sai số, cụ thể:

 Cài đặt trong Setting: vào Menu → F2 (Settings), chế độ cài đặt có một số trang tùy thuộc vào từng đời máy, muốn chuyển sang trang chỉ việc ấn phím [PAGE].

 Cài đặt trong phím Function [FNC]:

  • Level/Plummet: bật bọt thuỷ điện tử.
  • Light On/Off: bật chiếu sáng màn hình.
  • IR/RL: chuyển đổi giữa đo hồng ngoại/laser (có ở các máy TCR).
  • Laser Pointer: bật/tắt tia laser chỉ thị vị trí đo (có ở các máy TCR).
  • Height Transfer: truyền cao độ.
  • Target Offset: đặt giá trị độ lệch cho điểm đo.
  • Free Coding: nhập code tự do.
  • Units: đặt các đơn vị đo.


 Cài đặt trong cho phím User: ấn Menu → F2 (Setting), dùng phím di chuyển xuống để đưa thanh sáng xuống dòng USER Key sau đó dùng phím dichuyển sang trái/phải để lựa chọn chức năng muốn đặt cho phím USER → OK.

Cài đặt trước khi sử dụng giúp hạn chế tối đa tình trạng sai số của máy toàn đạc điện tử


Ngoài ra bạn còn phải tìm hiểu về cách cài đặt thông số liên quan đến đo khoảng cách, cài đặt cho phím Trigger... là có thể vận hành máy toàn đạc điện tử một cách trơn tru rồi đấy.

Máy toàn đạc điện tử chứa rất nhiều chương trình ứng dụng đo đạc, cụ thể nếu bạn đang cần:
3. Cách đo các chương trình ứng dụng

 Khảo sát, đo địa hình có thể làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Set job (đặt tên công việc).
  • Bước 2: Set Station (Thiết lập điểm trạm máy).
  • Bước 3: Set Orientation (Thiết lập định hướng).
  • Bước 4: Start (Tiến hành đo).


 Chương trình đo dao hội nghịch:

  • Bước 1: Set job (đặt tên công việc, bước này tương tự như các chương trình surveying, stake out).
  • Bước 2: Set Accuracy limit (cài đặt giới hạn độ chính xác cho điểm cần giao hội nếu cần (nếu yêu cầu độ chính xác không cao có thể bỏ qua bước này)).
  • Bước 3: Start (tiến hành đo).

Máy toàn đạc điện tử cao cấp giá tốt được cung cấp bởi maydotracdia.com

Bình luận (1)

  • Hello World! https://56a55l.com?hs=214bf1527bc0320508b29981888d3b17&

    Hello World! https://56a55l.com?hs=214bf1527bc0320508b29981888d3b17&

    8dg9p8

    11/12/2022

Viết bình luận